Hàng Fake, hàng Super Fake, hàng Fake 1, hàng F1, hàng SF,… là những cụm từ rất phổ biến được nhắc nhiều trong các giao dịch mua bán online. Ngoài giá cả, mẫu mã, kích thước, người mua hiện nay còn rất quan tâm xem mặt hàng đó là hàng Fake hay Real.
Vậy thì hàng Fake là gì? Bài viết này sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn toàn bộ về khái niệm này để tránh nhầm lẫm trong việc mua hàng, yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm.
Xem Nhanh
Hàng Fake là gì?
Như cái tên của nó, Fake có nghĩa là “giả mạo”. ( KHÔNG PHẢI FACE, FACE = KHUÔN MẶT ). Hàng Fake là hàng nhái. Hàng Fake là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ những sản phẩm được làm giả, làm nhái, làm giống sản phẩm chính hãng ( Hàng Auth) về mẫu mã, bao bì, thiết kế.
Cùng với sự tồn tại của hàng nghìn thương hiệu nổi tiếng; mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây toàn nhân loại “mừng rỡ” đón nhận hàng triệu mẫu hàng hóa. Trong số đó có không ít sản phẩm được Fake lại. Thuật ngữ hàng Fake thường chỉ được sử đụng đối với các sản phẩm hàng tiêu dùng, quần áo, giày dép, mỹ phẩm. Những mặt hàng này có mẫu mã, logo, màu sắc y chang hàng thật rất khó phân biệt nếu không phải là người sành mua.
Những dòng sản phẩm Fake được “săn đón” nhiều nhất hiện nay
- Túi xách, dây lưng, ví da nhái của các thương hiệu nổi tiếng như Louis Vuitton, Channel, Gucci, Hermes…
- Quần áo bóng đá, giày bóng đá, trang phục thể thao: Adidas, Puma, Nikes, Converse, Van,…
Trong đó:
- Likenew là hàng được “tút tát” lại từ hàng cũ để chúng được mới hơn,
- Refurbished là hàng được đóng gói bán lại cho người dùng khi chúng bị xây xát, móp méo, biến dạng một chút tuy nhiên bản chất vẫn mới 100%
- Brandnew là hàng mới 100% được nhà sản xuất bán ra.
Hàng Fake được chia ra thành nhiều loại khác nhau:
- Hàng Super Fake (SF)
- Hàng Fake loại 1 (Hàng F1)
- Hàng Fake loại 2 (Hàng F2)
- Hàng Fake loại 3 (Hàng F3)
- ……………………………………
- Hàng Fake loại N (Hàng Fn)
Hàng Super Fake là gì?
- Hàng Super Fake hay còn gọi là hàng SF: là loại “siêu hàng nhái”, có thiết kế giống đến 99% so với bản chính và chất lượng cũng rất tốt
- Hàng SF được gia công một cách công phu từ mẫu logo hay ngày sản xuất, thương hiệu in trên bao bì được làm giống cực kì tinh vi, khiến cho những người người sành điệu cũng không thể nào phân biệt được hàng thật hay là hàng nhái.
- Ưu điểm: giá thấp hơn nhiều so với hàng chính hãng
Hàng Fake 1 (F1) là gì?
- Hàng nhái cũng được phân theo nhiều cấp độ, trong đó hàng Fake 1 (hay F1) là hàng nhái “xịn” nhất, giống 70% so với hàng chính hãng.
- Tuy nhiên, ngay cả hàng fake 1 cũng có nhiều loại và việc phân biệt đâu là fake 1 chuẩn không phải ai cũng biết.
- Ưu điểm: Giá thấp hơn so với hàng Super Fake
Bổ sung khái niệm mới: fufu = FAKE.
Về Fake mà nói thì kể bao nhiêu loại Fake cũng không thể hết được. Tóm lại, các thuật ngữ này thường dùng để chỉ những loại hàng Fake có mẫu, mã chất lượng giảm dần, từ hàng SF xuống hàng F1, F2, …Fn. Người mua cũng thấy là fake từ cái nhìn đầu tiên. Sai kiểu dáng, sai màu sắc abc xyz, thậm chí được rót vào sự sáng tạo vô hạn của những người sản xuất. Loại này trên thị trường thường có giá dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn tùy mẫu sản phẩm.
Có nên mua hàng Fake ?
Thật ra câu trả lời này khá là khó, bởi tùy theo từng người sẽ có câu trả lời khác nhau. Nhưng hầu như bất kỳ ai trong chúng ta đều muốn sở hữu các sản phẩm chính hãng.
Nếu điều kiện tài chính chưa cho phép, nhưng bạn rất thích đi những đôi giày của Adidas hay sở hữu một túi xách thương hiệu nổi tiếng thì hàng Fake 1, super Fake chính là lựa chọn tối ưu dành cho bạn.
Dưới đây là 2 ưu điểm nổi bật nhất khi sử dụng hàng Fake:
Giá thành RẺ:
Lấy trường hợp sản phẩm cần mua là áo bóng đá:
Một chiếc áo bóng đá chính hãng có giá khoảng 50$ (chưa bao gồm quần), chưa tính các chi phí khác (phí ship, VAT, thuế XNK… tổng giá áo về đến Việt Nam khoảng 2.500.000đ)
Thông tin giá bán 1 chiếc áo bóng đá chính hãng
Trong khi đó, 1 bộ quần áo bóng đá hàng Fake các loại giá giao động chỉ từ vài chục đến vài trăm nghìn. Đây thực sự lựa chọn lý tưởng cho những fan ví mỏng.
Bảng giá bán quần áo bóng đá tại Aobongda.net.
Chỉ với 30K, bạn đã có thể sở hữu ngay 1 Bộ quần áo bóng đá chất liệu thun lạnh thoáng mát, co giãn vận động tốt.
Sở hữu được nhiều mẫu mã hơn để thay đổi
Lưu ý: Những trường hợp nên “cạch”
- Với những mặt hàng như: nước hoa hay hàng công nghệ như điện thoại, laptop..thì chúng tôi khuyên bạn nên tránh xa hàng Fake, hàng nhái.
Kinh nghiệm mua hàng Fake
Tại Việt Nam, hàng Fake đang được đông đảo người dùng, từ người có thu nhập bình dân đến khá giả, kể cả người nổi tiếng, từ giới teen cho đến trung tuổi. Các mặt hàng Fake 1, Fake 2, Fake 3 đang được bán phổ biến trên thị trường và hút khách nhất vì chất lượng, giá thành chấp nhận được, lại có đầy đủ mẫu mã. Còn với hàng fake xịn thì không phải mẫu nào cũng có, ngay cả những người đi lấy hàng trực tiếp cũng không phải cứ sang nước ngoài là mua được, mà thường phải đặt làm riêng vì chất liệu đa số nhập khẩu nên không thể sản xuất hàng loạt.
Hiện trên các trang mua bán, rao vặt trên mạng, hầu như ai bán hàng Fake 2 cũng rao là hàng Fake 1, ai bán hàng Fake 1 cũng nhận là mình bán hàng chuẩn nhất, giá rẻ nhất. Tuy nhiên, không phải người bán hàng fake nào cũng yêu và say mê tìm hiễu kỹ càng về từng nhãn hiệu, từng dòng hàng, từng chất liệu, đường may thế nào cho đúng, chuẩn với hàng authentic. Bản thân người người đi mua hàng cũng cần phải quan niệm rằng chất lượng đi đôi với giá cả “Tiền nào của đấy”. Không thể muốn mua hàng đẹp nhất, chuẩn nhất mà giá lại rẻ như các loại bình thường được.
Tại các xưởng sản xuất hàng Fake xịn ở các nước, mỗi mẫu sản phẩm trước khi làm đều phải mua một sản phẩm hàng hiệu thật để xem mẫu. Nhiều khi nhà xưởng còn phải phá sản phẩm thật trị giá hàng nghìn USD ra, để xem may hoặc lắp ráp thế nào, chứ không phải cứ nhìn thấy mẫu mà bắt chước được.
Tuy đã biết hàng fake không cao cấp, chất lượng bằng hàng chính hãng nhưng nhiều người vẫn thích mua hàng Fake nhiều hơn là chính hãng, bởi giá thành của chúng rẻ hơn rất nhiều lần so với hàng chính hãng. Hãy luôn là người tiêu dùng thông thái để lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp nhất đối với bạn.